Giới hạn tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài

Theo số liệu do Tổng Cục Thống kê công bố, năm 2019 tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 38 tỷ USD. Kết quả này có được là nhờ chính sách cải thiện thủ tục hành chính, minh bạch hoá thị trường và thu hút đầu tư của Chính phủ. Đây là minh chứng cho việc Việt Nam đang trở thành miền đất hứa của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý các quy định giới hạn tỷ lệ vốn góp khi đầu tư vào tổ chức kinh tế tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

>> Đọc thêm: Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào công ty cổ phần.

Điều kiện đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài

Luật Đầu tư 2014 và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư áp dụng với nhà đầu tư nước ngoài gồm:

– Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế.

– Điều kiện về hình thức đầu tư.

– Điều kiện về phạm vi hoạt động đầu tư.

– Điều kiện về đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư.

– Điều kiện khác theo quy định.

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp tại Việt Nam thành lập tổ chức kinh tế hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp cần lưu ý các quy định về điều kiện tỷ lệ sở hữu vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài. Các điều kiện này được quy định cụ thể trong luật, nghị định, pháp lệnh do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Giới hạn tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế khi đầu tư vào Việt Nam

Mã CPC:

Mã CPC hay còn gọi là Provisional Central Product Classification là mã được sử dụng trong hệ thống phân loại sản phẩn của WTO. CPC được dùng để phân loại ngành và phân ngành trong biểu cam kết của các quốc gia khi gia nhập WTO. Ví dụ:

– Dịch vụ thuế (CPC 863).

– Dịch vụ bệnh viện (CPC 9311).

– Dịch vụ quảng cáo (trừ quảng cáo thuốc lá) có mã CPC 871.

– Dịch vụ cung cấp thức ăn (CPC 642) và đồ uống (CPC 643).

Tương ứng với mỗi mã CPC sẽ là các quy định cụ thể về hạn chế tiếp cận thị trường, hạn chế đối xử quốc gia và yêu cầu bổ sung đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài căn cứ vào mã CPC để đối chiếu với các cam kết của Việt Nam để đánh giá tính khả thi khi thực hiện đầu tư. Mã CPC có vai trò quan trong đối với nhà đầu tư nước ngoài do nó được sử dụng trong Biểu cam kết của Việt Nam với WTO và các hiệp định song phương, đa phương mà Việt Nam là thành viên.

Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO:

Kết quả đàm phán của Việt Nam khi gia nhập WTO được thể hiện qua Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ. Trong đó Danh mục miền trừ đối xử Tối hệ quốc có ý nghĩa quan trọng với các nhà đầu tư nước ngoài khi quy định cụ thể các biện pháp hạn chế tiếp nhận đầu tư. Các biện pháp này gồm: hạn chế phần trăm tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế; yêu cầu đầu tư dưới hình thức liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh…

Căn cứ vào mã CPC với ngành và phân ngành dự định đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài có thể biết được giới hạn tỷ lệ vốn góp của họ trong các tổ chức kinh tế khi đầu tư vào Việt Nam. Ví dụ:

– Dịch vụ bệnh viện (CPC 9311) quy định nhà đầu tư nước ngoài được thành lập bệnh viện 100% vốn đầu tư nước ngoài nhưng vốn đầu tư tối thiểu phải là: 20 triệu USD với bệnh viện; 2 triệu USD với bệnh xá đa khoa; 200 nghìn USD với cơ sở điều trị chuyên khoa.

– Dịch vụ xử lý nước thải (CPC 9401) quy định trong vòng 04 năm kể từ ngày Việt Nam gia nhập WTO. Nhà đầu tư nước ngoài được thành lập liên doanh trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 51%. Sau đó không hạn chế.

Từ các ví dụ trên có thể thấy nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam với dịch vụ bệnh viện hoặc dịch vụ xử lý nước thải thì không bị hạn chế tỷ lệ vốn góp trong tổ chức kinh tế.

Các hiệp định song phương, đa phương Việt Nam là thành viên:

Nhà đầu tư nước ngoài đến từ các quốc gia ký kết hiệp định song phương với Việt Nam hoặc là thành viên của hiệp định đa phương trong đó có Việt Nam thì được áp dụng các quy định của các hiệp định này khi thực hiện đầu tư tại Việt Nam. Một số hiệp định mà Việt Nam đã ký kết đang có hiệu lực như:

Song phương

– VJEPA, AJCEP giữa Việt Nam và Nhật Bản.

– VKFTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Đa phương

– AANZFTA giữa ASEAN – Australia – New Zealand.

– AJCEP giữa ASEAN – Nhật Bản.

Các hiệp định song phương, đa phương mà Việt Nam ký kết có các quy định khác so với Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO vì vậy nhà đầu tư nước ngoài không được bỏ qua. Ví dụ: Dịch vụ vận tải hàng hoá bằng đường biển, trừ vận tải nội địa (CPC 7212) 

– Tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vướt quá 49% theo Biểu cam kết của Việt Nam với WTO.

– Tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư thuộc quốc gia thành viên ASEAN không vượt quá 70% theo các hiệp định của ASEAN.

Như vậy tỷ lệ sở hữu phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư dịch vụ vận tải hàng hoá bằng đường biển có sự khác biệt lớn giữa các nhà đầu tư đến từ các quốc gia thành viên ASEAN và các nhà đầu tư không đến từ ASEAN.    

Quy định của pháp luật Việt Nam:

Trường hợp luật, nghị định, pháp lệnh và các văn bản pháp lý khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam có quy định điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư phải tuân thủ. Ví dụ với dịch vụ kinh doanh vận tải hàng không

– Không có quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam với WTO. Như vậy Việt Nam không có nghĩa vụ phải tiếp nhận khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành này.

– Theo Nghị định số 92/2016/NĐ-CP thì tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 30%; pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì tỷ lệ vốn góp không vượt quá 49%.

Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?

Là Công ty chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư. Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.

Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.

Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.

Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về giới hạn tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.

________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Đầu tư:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com

Để lại một bình luận