Thủ tục tạm ngừng hoạt động Doanh nghiệp tư nhân

Tạm ngừng hoạt động của Doanh nghiệp tư nhân là một giải pháp hữu ích giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa chi phí, tìm cơ hội mới trong kinh doanh khi doanh nghiệp lâm vào khủng hoảng và đứng trước nguy cơ bị phá sản hoặc giải thể.

Bài viết liên quan

Cơ sở pháp lý

  •  Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;
  • Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

Tạm ngừng hoạt động Doanh nghiệp tư nhân cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh/tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (Phụ lục II-21, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);

Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ

Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên).

Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp 

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thủ tục tạm ngừng hoạt động Đối với doanh nghiệp tư nhân

* Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.
* Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh
       + Thời gian: từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút (các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần).
       + Nộp hồ sơ tại quầy số 2, đóng lệ phí, lấy số thứ tự và chờ gọi theo số thứ tự.
       + Chuyên viên kiểm tra hồ sơ đủ giấy tờ theo quy định, tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp.
* Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.
* Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ (từ 13 giờ đến 17 giờ các buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần).

Cách thức thực hiện:

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

Thời gian tạm ngừng hoạt động được cho phép

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 200 Luật doanh nghiệp 2014: “Doanh nghiệp có quyền Tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh.”

Về thời hạn xin tạm ngưng, Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Lưu ý: Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.

Nếu khách hàng đăng ký tạm ngừng trọn nguyên năm như vậy thì không phải làm báo cáo quý, báo cáo tài chính cho công ty trong những năm tạm ngưng. Và không phải nộp bất cứ loại thuế nào, kể cả thuế môn bài công ty.

Kết quả nhận được:

– Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ;

– Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa hợp lệ

Hi vọng những thông tin trên đây của chúng tôi sẽ giúp quý khách hàng nắm rõ hơn về trình tự, thủ tục tạm ngừng kinh doanh đối với công ty hợp danh

 

 

 

 

 

 

 

 

Để lại một bình luận