Hàng ngày giao dịch của chúng ta muốn có sự an toàn cần có hợp đồng. Tuy nhiên không phải hợp đồng nào đều có hiệu lực và có giá trị pháp lý. Rất nhiều trường hợp nếu như vi phạm hợp đồng sẽ bị vô hiệu có nghĩa là không còn giá trị pháp lý. Hãy đọc bài viết sau của LNP Law để hiểu rõ hơn :
Các trường hợp hợp đồng vô hiệu
Các trường hợp hợp đồng vô hiệu được quy định tại điều 407 BLDS 2015 cụ thể như sau:
- Hợp đồng vô hiệu do vi phạm các điều cấm của luật , trái với đạo đức xã hội
- Hợp đồng vô hiệu do giả tạo: khi xác lập hợp đồng giả tạo nhằm che giấu một hợp đồng khác : Ví dụ như A và B kí hợp đồng bán nhà nhằm trốn tránh việc A phải trả nợ cho C bằng tài sản là căn nhà của mình. Do đó hợp đồng bán nhà của A là vô hiệu.
- Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
- Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn: Nhầm lẫn là trường hợp hợp đồng đó được xác lập khi có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập hợp đồng.
- Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
- Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
- Hợp đồng vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức
Tại sao quý khách nên sử dụng dịch vụ của LNP Law:
Đến với LNP Law quý khách sẽ được tư vấn bởi đội ngũ luật sư có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực dân sự.LNP Law đảm bảo hợp đồng của quý khách tránh rủi ro bị vô hiệu, đúng theo pháp luật, nhanh nhất, chính xác nhất với giá thành phù hợp nhất. LNP luôn đồng hành cùng với quyền lợi của khách hàng.
Liên hệ Hotline:024.63.2929.36 hoặc Email: lawyer@lnplegal.com để được hỗ trợ tốt nhất.