Giành quyền nuôi con sau khi ly hôn là việc thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quyết định, bản án của Toà án. Xuất phát từ tình cảm, mong muốn gần gũi con mà nhiều cặp vợ chồng cố gắng giành quyền trực tiếp nuôi con trong và sau giai đoạn ly hôn. Người bố muốn giành quyền nuôi con sau ly hôn cần đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật.
Đọc thêm: Nguyên tắc giải quyết ly hôn khi có tranh chấp về tài sản theo quy định mới nhất năm 2020
1. Xác định quyền nuôi con khi ly hôn
Căn cứ vào khả năng vật chất, tinh thần của vợ chồng mà Toà án khi giải quyết vụ việc ly hôn sẽ quyết định một người có quyền trực tiếp nuôi con. Mục đích nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi về mọi mặt của con. Lưu ý trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì pháp luật quy định mẹ nghiễm nhiên trở thành người nuôi con trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng. Quy định này xuất phát từ nhận thức của Nhà nước về sức khoẻ, sự phát triển của trẻ em trong giai đoạn nhỏ tuổi.
Trường hợp vợ chồng khi ly hôn thoả thuận được ai là người trực tiếp nuôi con thì Toà án sẽ tôn trọng thoả thuận đó. Tuy nhiên do đa số các cuộc hôn nhân khi đến giai đoạn ly hôn là lúc mâu thuận giữa vợ và chồng đã lên đến đỉnh điểm vì vậy ít vụ ly hôn mà hai bên có thể thống nhất người trực tiếp nuôi con.
2. Điều kiện của bố muốn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn
Để giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, bố cần chứng minh mình có đủ các điều kiện vật chất, tinh thần để nuôi con tốt hơn mẹ. Cụ thể:
– Điều kiện vật chất:
+ Thu nhập thực tế hàng tháng, hàng năm. Thu nhập này được tính toán dựa trên tiền lương, thưởng, trợ cấp, phụ cấp, thu nhập phát sinh mà bố nhận được;
+ Có công việc ổn định;
+ Có chỗ ở ổn định (có quyền sở hữu nhà ở hợp pháp hoặc quyền sử dụng nhà ở hợp pháp)
Để chứng minh được điều kiện vật chất, bố có thể cung cấp giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê nhà, V/v.
– Điều kiện về tinh thần:
+ Thời gian bên cạnh dạy dỗ, chăm sóc, giáo dục con;
+ Điều kiện cho con vui chơi, giải trí, học tập;
+ Đạo đức, lối sống của bố.
Lưu ý các điều kiện nêu trên của bố cần cao hơn hẳn so với người mẹ hoặc ngang bằng nhưng có một số điều kiện nổi bật hơn. Mục đích nhằm chứng minh bố có khả năng tạo ra môi trường phát triển tốt nhất cho con thông qua các tiêu chí: trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng, V/v.
Ngoài ra bố cũng có thể cung cấp thêm chứng cứ chứng minh mẹ có hành vi bạo hành, ngược đãi con; không quan tâm chăm sóc cơn hoặc không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con.
3. Cách giành quyền nuôi con sau khi ly hôn
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn trong hai trường hợp:
– Cha, mẹ có thoả thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Bố có thể giành quyền nuôi con sau ly hôn thông qua thoả thuận để đi đến thống nhất với mẹ. Tuy nhiên việc thoả thuận do phụ thuộc lớn vào thiện trí, tình cảm của hai bên mà trên thực tế ít trường hợp bố có thể giành quyền nuôi con theo cách này. Khi có bằng chứng mẹ không còn đủ điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì bố có thể ngay lập tức yêu cầu Toà án thay đổi mình thành người trực tiếp nuôi con.
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?
Là Công ty chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư. Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.
Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.
Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.
Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về Bố muốn giành quyền nuôi con sau ly hôn cần những điều kiện gì. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.
________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp, Đầu tư:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com