Án treo theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sđbs 2017

Án treo được hiểu thế nào? Khi một người vi phạm pháp luật thì cần những điều kiện gì để hưởng án treo?

Bài viết liên quan

Đọc thêm: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Đọc thêm: Đăng ký bản quyền sáng chế trước hành vi nhái, trộm cắp tinh vi

1. Án treo được hiểu thế nào?

Án treo là một biện pháp chấp hành hình phạt tù có điều kiện.

Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ và xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù.

Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách.

2. Điều kiện để được hưởng án treo:

  • Bị xử phạt tù không quá 03 năm, không phân biệt tội gì. Tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, trên cơ sở tuân thủ những căn cứ để quyết định hình phạt.
  • Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án tiền sự.
  • Có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể.
  • Có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trở lên

3. Chấp hành án treo:

– Trong thời gian thử thách: Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

– Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

– Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.

4. Nghĩa vụ của người được hưởng án treo:

  • Có mặt theo giấy triệu tập và cam kết chấp hành;
  • Thực hiện nghiêm chỉnh cam kết trong việc tuân thủ pháp luật, nghĩa vụ công dân, nội quy và quy chế nơi cư trú, làm việc;
  • Chấp hành hình phạt bổ sung và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
  • Chịu sự giám sát, giáo dục của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp quận/huyện;
  • Hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản.

Để lại một bình luận