Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp quan trọng thế nào đối với người lao động? Thủ tục đăng ký như thế nào?
Đọc thêm: Tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu cần những hồ sơ gì?
1. Khái niệm:
1.1 Bảo hiểm xã hội (BHXH):
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Có hai loại BHXH:
– BHXH bắt buộc với các chế độ: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.
– BHXH tự nguyện với chế độ: Hưu trí, tử tuất.
1.2 Bảo hiểm y tế (BHYT):
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
BHYT thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,… nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau.
1.3 Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN):
BHTN là số tiền được trả cho người lao động khi họ bị mất việc làm cũng như hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
2. Đối tượng được tham gia BHXH, BHYT và BHTN:
– Người làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có tiền hưởng tiền lương.
– Đơn vị thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
3. Thủ tục đăng ký tham gia:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
– Dành cho người lao động: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT mẫu TK1-TS tại QĐ số 888/QĐ-BHXH.
– Dành cho Doanh nghiệp hoặc người sử dụng lao động: Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT mẫu TK3-TS. Ngoài ra, doanh nghiệp phải cung cấp danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT và BHTN theo mẫu D02-TS tại quyết định số 595/QĐ-BHXH.
Bước 2: Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan bảo hiểm tại địa bàn đăng ký doanh nghiệp trên giấy phép
Bước 3: Hình thức nộp: Nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua giao dịch điện tử, dịch vụ bưu chính.
Bước 4: Thời hạn: Cấp thẻ BHYT là 7 ngày làm việc; Cấp sổ BHXH là 20 ngày làm việc; Thay đổi điều kiện đóng phát sinh là 30 ngày làm việc.