Theo Điều 3 bộ Luật Hình sự năm 2015, nguyên tắc xử lý tội phạm được quy định cụ thể:
Đối với người phạm tội:
a) Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;
b) Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội;
c) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn, hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra;
đ) Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục;
e) Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện;
g) Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.
Đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
a) Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;
b) Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;
c) Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
d) Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.
Quy định về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại
Chỉ pháp nhân thương mại mới phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế hoạt động có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận mới có thể là chủ thể của tội phạm. Ngoài pháp nhân thương mại ra còn có các cấp nhân hoạt động không nhằm hoạt động thương mại như doanh nghiệp xã hội, các tổ chức xã hội tổ chức xã hội nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện …
Điều kiện phải chịu trách nhiệm hình sự của Pháp nhân thương mại:
– Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại.
– Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại.
– Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại.
– Hành vi vi phạm chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS.
Trên đây là một số quy định chung của pháp luật về Nguyên tắc xử lý tội phạm khi có hành vi phạm tội mà LNP cung cấp để quý khách hàng tham khảo. Quý khách có nhu cầu tư vấn về di chúc, quyền thừa kế, dân sự … và những vấn đề khác liên quan, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.