Ly hôn đơn phương khi chồng/vợ cố tình vắng mặt có được không?

Cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc khiến bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, nhưng đối phương lại cố tìm đủ mọi cách để không ký giấy ly hôn hay thậm chí cố tình vắng mặt tại tòa. Tại đây, chúng tôi làm rõ quy định xử lý khi đương sự vắng mặt và quy trình thủ tục ly hôn đơn phương. Các bạn có thể tham khảc

Bài viết liên quan

Quy định xử lý khi đương sự vắng mặt

Khoản 2 Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:

 “2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa”

 

Tại điều 228 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa:

“Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:

  1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;
  2. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;
  3. Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 của Bộ luật này.”

 

Như vậy, kể cả khi đối phương vắng mặt, bạn vẫn có thể đơn phương li hôn

 

Xem thêm: Ly hôn nhanh tại Quận Cầu Giấy

Trình tự, thủ tục xin ly hôn đơn phương

  1. Quy trình giải quyết vụ án ly hôn

+   Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin đơn phương ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn (chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc.

+   Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện; và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án sau khi nhận thông báo nộp tiền tạm ứng án phí của Tòa án;

+   Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung; và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

  1. Hồ sơ khởi kiện xin ly hôn gồm có:

+   Đơn xin ly hôn (theo mẫu);

+   Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+   Sổ hộ khẩu, CMND của vợ, chồng (bản sao chứng thực);

+   Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);

+   Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như:

Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao chứng thực);

  1. Thời gian giải quyết

+   Thời hạn xét xử: Từ 3 – 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án;

+   Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 – 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

  1. Hình thức nộp hồ sơ

Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện

 

Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?

Là Công ty chuyên về lĩnh vực Hôn nhân và gia đình. Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.

Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.

Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.

Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về Ly hôn đơn phương khi chồng/vợ cố tình vắng mặt có được không?

Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.

________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp, Đầu tư:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com

Để lại một bình luận