Khi nào chồng không được đơn phương ly hôn?

Quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành đã nêu rõ quyền đơn phương ly hôn của vợ và chồng là bình đẳng với nhau. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ khi quyền này của người chồng bị hạn chế.

Bài viết liên quan

>>> Bài viết: Bạo lực gia đình mức độ nào thì được đơn phương ly hôn?

1. Quyền đơn phương ly hôn được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, đơn phương ly hôn (hay ly hôn theo yêu cầu của một bên) là trường hợp: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành nhưng có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho:

– Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng;

– Đời sống chung không thể kéo dài;

– Mục đích của hôn nhân không đạt được.

Nói cách khác, đơn phương ly hôn được coi là quyền của vợ/chồng, diễn ra khi một trong hai bên chứng minh được người còn lại có hành vi bạo lực gia đình hoặc hành vi vi phạm những quyền và nghĩa vụ khác khiến cuộc hôn nhân chuyển biến theo hướng tiêu cực, không thể tiếp tục chung sống.

don phuong ly hon

2. Người chồng không được quyền đơn phương ly hôn khi nào?

Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định: “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Theo đó, người chồng không có quyền đơn phương yêu cầu ly hôn khi người vợ thuộc một trong ba trường hợp gồm:

– Đang có thai

– Mới sinh con

– Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Pháp luật không sử dụng khái niệm “ hạn chế” trong tường hợp này bởi căn cứ theo thực tế, người phụ nữ trong các khoảng thời gian nói trên đều cần sự giúp đỡ và hỗ trợ của người chồng, đồng thời thể hiện tính nhân đạo và bảo vệ quyền lợi người phụ nữ. Do đó, Toà án sẽ không thụ lý yêu cầu ly hôn của người chồng trong khoảng thời gian này với nguyên do người khởi kiện thuộc trường hợp bị hạn chế quyền khởi kiện theo Khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Tuy nhiên, quy định này không hạn chế quyền đơn phương ly hôn của người vợ, nên nếu người phụ nữ trong thời kì đang mang thai, sinh con hay nuôi con nhỏ gửi đơn lên Toà án yêu cầu ly hôn do các nguyên nhân tại Khoản 1 Điều 56 Luật này, yêu cầu đó vẫn được chấp thuận và giải quyết.

Có thể thấy, quy định này của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 hướng tới việc bảo vệ người phụ nữ cũng như nhằm mục đích hàn gắn các gia đình có nguy cơ đổ vỡ.

don phuong ly hon

3. Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?

Là Công ty chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư. Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.

Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.

Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.

Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về Khi nào người chồng không được quyền đơn phương ly hôn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.

________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp, Đầu tư:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com

Để lại một bình luận