Hình phạt áp dụng trong hình sự

Tội phạm và hình phạt là hai vấn đề luôn song hành với nhau. Người phạm tôi sau khi bị xét xử sẽ phải chấp hành hình phạt theo Bản án, quyết định của Toà án. Mục đích cuả áp dụng hình phạt là trừng phạt, răn đe, giáo dục người phạm tội và những người xung quanh.

Bài viết liên quan

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Sự xuất hiện của hình phạt trong lịch sử

Bản chất của hình phạt là biện pháp cưỡng chế của nhà nước áp dụng đối với người phạm tội. Như vậy hình phạt chỉ xuất hiện khi nhà nước ra đời và ban hành ra pháp luật. Bất cứ nhà nước nào dù là chủ nô, phong kiến, tư bản hay xã hội chủ nghĩa đều phải sử dụng hình phạt để giữ vững pháp luật.

Hình phạt theo pháp luật phong kiến

Trong thời kỳ phong kiến Việt Nam các triều đại đều ban hành các bộ luật trong đó quy định hình phạt. Luật Hồng Đức của nước Đại Việt thời Lê sơ hay Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn đều có quy định về tội phạm và hình phạt. Các hình phạt phổ biến thời phong kiến là đánh bằng roi, lưu đày, chém đầu, thắt cổ, tùng xẻo…

Hình phạt theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về hình phạt tại Chương VI. Theo đó người phạm tội sau khi bị xét xử có thể phải chịu các hình phạt sau:

Hình phạt chính

Gồm: cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ; trục xuất; tù có thời hạn; tù chung thân; từ hình.

Hình phạt bổ sung

Gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ, ngành nghề hoặc công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền, trục xuất (khi không áp dụng hình phạt chính)

Hình phạt tử hình

Tính chất

Do sự phát triển của các chế định về quyền con người, quyền công dân. Hình phạt hiện nay không còn mang tính man rợ; xúc phạm danh dự, nhân phẩm; sử dụng nhục hình, tra tấn đối với người phạm tội. Hình phạt nặng nhất trong pháp luật Việt Nam đối với cá nhân là tử hình áp dụng với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc tử hình trước kia được thực hiện thông qua xử bắn nhưng hiện nay đã chuyển sang tiêm thuốc độc.

Xuất phát từ nhận thức không ai có quyền tước đi mạng sống của người khác kể cả Nhà nước. Một số nước trên thế giới đã loại bỏ tử hình ra khỏi khung hình phạt. Ví dụ: điều kiện để được gia nhập Liên minh châu Âu (EU) là nước muốn gia nhập phải bỏ hình phạt tử hình.

Trường hợp không áp dụng

Pháp luật Việt Nam quy định không áp dụng hình phạt từ hình với các trường hợp:

– Người dưới 18 tuổi khi phạm tội (vụ án Lê Văn Luyện)

– Phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi (tử tù Nguyễn Thị Huệ)

– Người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử

Tử hình với người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai chỉ mang tính trừng phạt mà không giáo dục và dăn đe được người xung quanh. Thậm chí còn có thể gây dư luận xã hội nên quy định trường hợp không áp dụng là tiến bộ và hợp lý.

________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Hình sự:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com

Để lại một bình luận