Việc xác định tội phạm được thực hiện dựa trên hành vi khách qua của người phạm tội. Tuy nhiên trường hợp thay đổi hành vi của người phạm tội có thể dẫn đến chuyển hoá tội phạm. Cơ quan và người tham gia tố tụng cần lưu ý vấn đề này để tránh định danh sai khi có chuyển hoá tội phạm.
Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm tội đã được quy định trong Bộ luật Hình sự. Hành vi phạm tội cấu thành từ 4 yếu tố: chủ thể, khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan. Hành vi phải đáp ứng cấu thành tội phạm mới bị coi là phạm tội. Tuy nhiên trên thực tế hành vi phạm tội không phải lúc nào cũng đồng nhất với quy định của luật. Vì vậy mà trong một số trường hợp có thể xảy ra chuyển hoá tội phạm.
Căn cứ pháp lý
– Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
– Thông tư liên tịch số 02/2001/TLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP.
Quy định pháp luật
Chuyển hoá tội phạm không được quy định trong luật mà được hướng dẫn trong quá trình xét xử bởi các cơ quan như Toà án, Viện kiểm sát. Thông tư liên tịch số 02/2001/TLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP quy định về trường hợp hành hung để tẩu thoát khiến tội trộm cắp chuyển hoá thành tội cướp tài sản. Mặc dù văn bản này hướng dẫn Bộ luật Hình sự 1999 nhưng vẫn có giá trị tham khảo vì bản chất tội phạm vẫn giữ nguyên.
Chuyển hoá tội phạm
Định nghĩa
Hiện nay không có định nghĩa cụ thể thể nào là chuyển hoá tội phạm. Tuy nhiên trong quá trình xét xử thực tiễn của Toà án vấn đề chuyển hoá tội phạm có xảy ra và được hướng dẫn.
Căn cứ vào các trường hợp chuyển hoá, ta có thể đưa ra định nghĩa sau: “Xác định tội danh được thực hiện dựa trên hành vi của người phạm tội. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, người phạm tội có những hành vi đáp ứng cấu thành tội phạm của nhiều tội khác nhau. Các hành vi mới gia tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của người phạm tội. Vì vậy nếu xác định tội danh dựa trên những hành vi ban đầu sẽ khiến bỏ sót tội phạm và hình phạt không tương thích với hành vi phạm tội”.
Trường hợp chuyển hoá tội phạm
Hành hung để tẩu thoát là căn cứ quan trọng khi xem xét người phạm tội trộm cắp (Điều 173) có chuyển hoá thành tội cướp tài sản (Điều 168) hay không
Hành hung nhằm tẩu thoát
– Người phạm tội chưa chiếm đoạt được hoặc đã chiếm đoạt được tài sản.
– Đang thực hiện hành vi thì bị phát hiện, bị bắt giữ hoặc bao vây bắt giữ
– Người phạm tội đã đánh, chém, bắn, xô ngã… để chống trả lại
– Mục đích nhằm tẩu thoát
Chuyển hoá tội phạm
– Người phạm tội chưa chiếm đoạt được hoặc đã chiếm đoạt được tài sản.
– Đang thực hiện hành vi thì bị phát hiện
– Người bị hại, người khác, người phát hiện giành lại tài sản
– Người phạm tội dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công lại
– Nhằm chiếm đoạt cho bằng được tài sản
Trường hợp này hành vi có sự chuyển hoá từ tội trộm cắp tài sản sang cướp tài sản. Người phạm tôi sẽ bị xử lý với tội danh cướp tài sản.
________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Hình sự:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com