Hỏi: Người chưa đủ tuổi thành niên phạm tội cưới tài sản xử lý như thế nào?
Cơ sở pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017
Bộ Luật tố tụng hình sự 2015
Các yếu tố cấu thành tội cướp tài sản là gì?
Tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của họ hoặc do họ quản lý.
Các yếu tố cấu thành tội cướp tài sản:
– Mặt khách quan:
Mặt khách quan của tội cướp tài sản có một trong các dấu hiệu sau:
Có hành vi dùng vũ lực
Sức mạnh vật chất là công cụ phương tiện phạm tội: Được hiểu là người phạm tội đã sử dụng uy lực, tính năng tác dụng của công cụ phương tiện phạm tội để tác động vào thân thể nạn nhân như dùng dao đâm, dùng súng bắn… vào người nạn nhân.
Có hành vi đe doạ dùng ngay tức khắc vũ lực: Đó là hành vi cụ thể của người phạm tội biểu hiện cho người bị tấn công biết rằng người phạm tội có thể sử dụng vũ lực (khi bắn, chém…) ngay tức khắc nếu người bị tấn công có hành vi cản trở việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội nhằm làm tê liệt ý chí kháng cự của người bị tấn công.
Có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự
Lưu ý:
Các hành vi nêu trên luôn và bao giờ cũng gắn liền với mục đích chiếm đoạt tài sản. Thông thường việc chiếm đoạt này luôn được thực hiện liền ngay sau khi thực hiện một trong các hành vi nói trên. Đây là điểm đặc thù của tội này. Tuy nhiên, hậu quả có xảy ra hay không (tức có lấy được tài sản hay không), giá trị tài sản ít hay nhiều không làm ảnh hưởng đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội mà chỉ có ý nghĩa về định khung hình phạt.
Đối tượng chiếm đoạt của hành vi cướp tài sản là tài sản của Nhà nước, của tổ chức, tài sản của công dân. Thực tế cho thấy tài sản đã bị chiếm đoạt trong tội cướp thường là vật, tiền hoặc giấy tò trị giá được bằng tiền, còn quyền tài sản hầu như chưa thấy xảy ra hoặc khó có thể là đối tượng chiếm đoạt của tội này. Đối với tài sản là vật thì thông thường bao giờ động sản (như tiền, vàng, xe máy…) cũng là đối tượng của tội cướp tài sản. Thời điểm hoàn thành của tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm (một trong các hành vi nêu ở mặt khách quan).
– Khách thể:
Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước của tô chức và công dân. Ngoài ra còn xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của chủ tài sản, ngưòi quản lý tài sản hoặc người (bất cứ người nào) cản trở việc thực hiện tội phạm của kẻ phạm tội.
– Mặt chủ quan:
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
– Chủ thể:
Chủ thể của tội trộm cắp tài sản là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Độ tuổi của chủ thể chịu trách nhiệm tội cướp tài sản là như thế nào?
Theo Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 thì đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Đồi với người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
=> Như vậy có nghĩa là, người phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản là người từ đủ 14 tuổi trở lên, do đó phải xác định cụ thể về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự tại thời điểm thực hiện hành vi để xác định người này có đủ yếu tố cấu thành tội hình sự hay không.
Trên đây là một số về Độ tuổi của chủ thể chịu trách nhiệm tội cướp tài sản mà LNP cung cấp để quý khách hàng tham khảo. Quý khách có nhu cầu tư vấn về di chúc, quyền thừa kế, dân sự … và những vấn đề khác liên quan, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.